Họ đến với cuộc thi không chỉ để thể hiện tài năng mà còn để chứng minh “sức mạnh bên trong” được khơi dậy từ những hoàn cảnh hay số phận không may mắn.
Chương trình Tìm kiếm tài năng - Vietnam’s Got Talent 2011 (Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty BHD tổ chức sản xuất, nhãn hàng Rejoice tài trợ) đã bắt đầu lên sóng VTV3 sau một thời gian dài tổ chức tìm kiếm tài năng trên khắp các vùng miền Việt Nam. Lần lượt khán giả sẽ được chứng kiến các tài năng tham gia thi tài với một ý chí quyết tâm chinh phục công chúng qua các số phát sóng lần lượt của chương trình trên VTV3 lúc 21 giờ chủ nhật hằng tuần.
Ước mơ của chàng trai Rơngao
Có nhiều sức mạnh để khơi dậy ước mơ, với KaLyTran, sức mạnh ấy được bồi đắp từ chính hoàn cảnh của mình. KaLyTran, người dân tộc Rơngao (Kon Tum), mồ côi mẹ từ năm 6 tuổi, bị bố bỏ rơi nên phải lớn lên tại cô nhi viện. Hiện anh đang theo học tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Khoa Sư phạm âm nhạc) với mong muốn trở thành thầy giáo âm nhạc để dạy các em mồ côi có hoàn cảnh giống mình. Đi học xa nhà, không người thân bên cạnh nhưng chàng trai này luôn có những hành trang đặc biệt, đó là đam mê, ước mơ và ý chí. Những hành trang này đã giúp anh có thêm niềm tin vào cuộc sống và chinh phục giấc mơ nghệ thuật.
Tham dự vòng sơ loại Vietnam’s Got Talent 2011 tại thủ đô Hà Nội, KaLyTran trình diễn khả năng chơi đàn T’rưng, guitar và giọng hát đậm chất núi rừng Tây Nguyên. Anh chia sẻ: “Vietnam’s Got Talent là nơi biến ước mơ của tôi thành hiện thực. Hy vọng sau cuộc thi này, tôi có điều kiện được nâng cao khả năng âm nhạc một cách chuyên nghiệp hơn. Và nếu nhận được giải thưởng của chương trình, tôi sẽ giúp đỡ những trẻ em mồ côi có hoàn cảnh giống mình”.
Nghị lực từ đôi chân
Chính sự khiếm khuyết trên cơ thể của những người chẳng may khuyết tật đã giúp họ có thêm sức mạnh phi thường để vươn lên và không chịu đầu hàng số phận. Trần Anh Tuấn là một trong số trường hợp ấy. Bị khuyết tật đôi tay từ lúc sinh ra nên mọi sinh hoạt và học tập của Tuấn đều đặt nặng lên đôi chân nhỏ bé. Ở tuổi 17, nhưng chỉ mới học lớp 7, Tuấn đang được nuôi dạy tại Trung tâm Phục hồi Chức năng Thụy An, Ba Vì, Hà Nội. Ngoài việc học ở trường, Tuấn rất thích vẽ, làm thơ và xem đó là người bạn tâm giao. Những nét vẽ và câu thơ ấy được viết ra từ đôi chân khổ luyện. Tham dự Vietnam’s Got Talent 2011, Tuấn quyết định chọn thi tài vẽ tranh, em vẽ về mái trường, nơi em ước mơ được học tập và vui chơi bình thường như bao bạn trẻ khác. Không ai nghĩ rằng ẩn chứa bên trong thân hình nhỏ bé của Trần Anh Tuấn là khát khao to lớn và ý chí đáng nể phục. Say sưa vẽ tranh, tiết mục dự thi của Tuấn đã khiến ban giám khảo cuộc thi cảm động.
Thầy giáo làm nhà ảo thuật
Ít ai biết rằng “ảo thuật gia” Vũ Phạm Ngọc Tân đang là giáo viên dạy thể dục cấp 3 tại Trường Nội trú Dân tộc tỉnh Thanh Hóa. Anh Tân mê ảo thuật từ khi học lớp 5. Qua việc nghiên cứu sách ảo thuật, anh đã tự mày mò kỹ năng trình diễn cũng như khả năng làm chủ sân khấu. Sau đó, anh đã trình làng những tiết mục đầu tiên với bạn bè mình, kết quả nhận được là những tràng pháo tay khích lệ.
Trong quá trình giảng dạy, anh cũng thường xuyên diễn ảo thuật cho học trò xem nên khi biết tin thầy giáo đi thi Vietnam’s Got Talent, các học trò của anh rất háo hức mong chờ thầy giáo của mình tỏa sáng. Anh Tân đã thể hiện sự tự tin và chinh phục ban giám khảo trong những tiết mục ảo thuật ấn tượng của mình.
Dừng chân tại vòng tuyển chọn miền Bắc, Vietnam’s Got Talent (VGT) đã cố gắng lựa chọn trình chiếu những màn trình diễn với nhiều màu sắc khác nhau, từ ca hát, diễn kịch, trình diễn võ thuật, chơi nhạc cụ…, nhưng có lẽ do thực tế rằng, những tiết mục nói trên đã quá quen thuộc với người xem, khi thậm chí họ còn có thể dễ dàng thấy tại các chương trình tạp kĩ nên không tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn cần có. Điển hình như khi xem chiến sĩ cảnh sát Nguyễn Văn Thịnh múa võ trên nền nhạc Nobody, không khó nhận ra nét tương đồng với tiết mục của thầy giáo trường Lê Hồng Phong hồi đầu năm, từng gây xôn xao trên cộng đồng mạng. Tiết mục “Sơn Đông mãi võ” của thí sinh Lê Nhật Anh khiến 3 vị giám khảo phải "căng thẳng tột độ", nhưng chưa thể làm hài lòng những khán giả truyền hình về yếu tố mới mẻ hay thật sự đột phá. Tương tự, tiết mục chơi nhạc cụ của dàn nhạc làng Then, kĩ năng tâng bóng của Nông Văn Thịnh… cũng không thực sự ấn tượng.
ng.
Tiết mục múa võ trên nền nhạc Nobody không mới. |
Tiết mục võ thuật Bình Định xuất hiện trường xuyên ở các chương trình giải trí khác. |
Ba dạng thí sinh thường được nhắc đến nhiều trong vòng loại của các chương trình tìm kiếm này năng này là thí sinh gây cười, thí sinh nhí và thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Dĩ nhiên, điều này cũng được khai thác triệt để tại VGT. Lần lượt các thí sinh Nguyễn Trường Trang (Popping kết hợp kịch câm), Trương Văn Hoàng (hát ca khúc Đi học), Bùi Trọng Dư (hát và đánh guitar) chủ yếu lên sân khấu và chọc cười khán giả bằng những màn đối đáp qua lại với BGK khá ngô nghê, phần trình diễn không có gì đáng phải bàn vì quá... nhạt.
Lớp thí sinh nhí tạo được cảm tình ở khán giả. |
Lớp thí sinh nhí có Thùy Trang (trình diễn hài kịch kết hợp nhạc rap, beatbox) và cô bé 12 tuổi Lê Vũ Thùy Dương (múa Ai Cập) và bé Nguyễn Hoàng Anh 8 tuổi (hát Chú ếch con với vũ đạo Michael Jackson), trong đó chỉ có Hoàng Anh có màn trình diễn thật sự đáng chú ý và mới lạ - một trong những yếu tố được đặt lên hàng đầu của chương trình. Còn Thùy Dương, dù có gương mặt sáng và có lối trình diễn dễ thương, nhưng màn múa có phần “một màu”, nếu muốn đi xa có lẽ cần có sự thay đổi tích cực, và khán giả đang thật sự mong chờ điều này ở cô bé trong những vòng sau.
Phạm Hải Đăng và Vũ Khánh Vân nhận được nhiều lời khen |
Phạm Hải Đăng là gương mặt hay nhất trong số các thí sinh được giới thiệu trong chương trình thứ hai này. Cách Hải Đăng phiêu với cây harmonica và giai điệu jazz của ca khúc Have a good time rất nghệ sĩ và làm được điều quan trọng là đã khiến tất cả khán giả theo dõi trực tiếp tại nhà hát và cả những người xem qua màn ảnh phải lắc lư theo anh. Tuy nhiên, có lẽ điểm yếu của Đăng lại nằm ở phần ngoại hình không thật sự “bắt mắt” để thu hút vote của lớp khán giả chính của cuộc thi là các bạn trẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là bước dạo đầu và Phạm Hải Đăng vẫn có nhiều cơ hội trong những vòng sau. Điều cần chú ý duy nhất vẫn là phải làm mới những tiết mục của mình như thế nào để tránh tâm lý nhàm chán khi phải xem đi xem lại những hình ảnh giống nhau.
Cần thiết có nhiều thay đổi như Hải Đăng là Vũ Khánh Vân, cô gái sở hữu giọng hát cao vút được BTC chọn làm điểm nhấn của chương trình, bởi câu chuyện cảm động về sự nghị lực của mình sẽ chiếm được nhiều cảm tình của người xem.
Dàn BGK vẫn thực hiện nhiệm vụ giao lưu với thí sinh là chính. |
Buổi phát sóng thứ 2 của Vietnam’s Got Talent có nhiều màn trình diễn không đặc sắc nhưng lại được biên tập quá dài dòng. BGK ngoài những đối đáp vui nhộn với các thí sinh thì vẫn không có những nhận xét mang tính đóng góp. Điểm trừ không thể không nhắc đến của VGT chính là việc thiết kế sân khấu quá sơ sài, cẩu thả và tối, khiến người xem giảm hứng thú ít nhiều. Qua 2 chương trình, VGT được nhiều khán giả đánh giá vẫn chưa thật sự hấp dẫn như mong đợi, xứng đáng với tầm vóc của series chương trình Got Talent nổi tiếng đình đám trên toàn thế giới.